Friday 29 September 2006

Entry for September 29, 2006




          9h30'


"Hoét" thằng csgt mặt non choẹt, dù đội cái nồi cơm điện vàng vàng xỉn xỉn rồi cũng không thể che đậy được vẻ thiếu tự tin khi chỉ chiếc gậy giao thông vào 2 chúng tôi tấp vào lề.


_Chào anh, có việc j mà các anh thổi chúng tôi vào đây?

_Chào anh, các anh đã vi phạm luật giao thông, cụ thể là lỗi lấn tuyến.

_Lấn tuyến? Các anh không để ý chúng tôi vừa bọc bùng binh ah, mà bọc bùng binh nên chưa về tuyến được chứ có phải là cố tình đâu.

_Không, các anh đã vi phạm.

_Ơ, các anh xem thế nào chứ, chúng tôi có cố tình đâu.

_Các cậu trật tự và cho xe gọn vào ( giọng ông CSGT già hơn )

_Các anh xem thế nào chứ, bao nhiêu người đi vượt tuyến mà sao các anh không gọi vào luôn cho vui.

_Chúng tôi giải quyết các cậu đã rồi sẽ phạt thêm (??) Cái thành phố HCM này có 7 triệt dân làm sao chúng tôi phạt hết được. Các anh đừng nghĩ mình từ HN vào mà đi linh tinh. (!!!)

_Chú này ăn nói buồn cười, cái thành phố này 7 triệu dân mà bắt người ta cứ phải đi vào cái làn đường bé tí thế này liệu có hợp lý không.

_...

_Mà các chú cũng đừng ép người quá đáng, cái lằn này bé ti' thế này các chú để cái xe to như thế này thì người ta chả phải lách qua bên kia không thi đâm vào các chú à.

_...

_...

_Không nói nhiều với các cậu nữa , xuất trình giấy tờ xe và bằng lái xe ra đây!

..

_Đúng hay sai chúng tôi cứ cho xe về đồn rồi các cậu thích giái thích thế nào thì giải thích, bây giờ thì xuất trình giấy tờ xe cho chúng tôi.

_...Các chú xem thế nào chứ, chúng cháu vừa ngủ dậy, mắt mũi còn lơ mơ, đi không đúng làn đường, giấy tờ xe thì để ở nhà không mang theo, các chú xem thế nào giải quyết luôn tại chỗ được thì tốt...

_Các cậu có 50.000d đóng tiền phạt ở đó không?

_( có không nhỉ? Mở ví ra toàn thấy tiền 100.000, không hiểu chúng nó có trả lại tiền thối không? )

_Theo đúng quy định thì phải có giấy tờ xe đầy đủ chúng tôi mới viết giấy phạt, bây giờ mới sáng sớm chúng tôi chiếu lệ cho các cậu, phạt 50.000 các cậu có thắc mắc gì không?

_Dạ không.


Thế là tay CSGT già viết liền một lúc mấy tờ giấy phạt để làm sao cho nó đủ 50.000d (DCM thế là mất bữa ăn sáng) Đấy VL cái bọn CSGT toàn được dịp đi ăn hiếp người hiên lành ( mình thì lại hiền lành nhất quả đất rồi ) Mình cứ tưởng nó phạt mình xong thì đứng phạt tiếp một cơ số người đang đi chầm chậm ở phía làn đường..otô..Thế nhưng không, sau khi phạt chúng mình thì 2 cái thằng đấy nó tếch lên trên xe đi luôn..chắc đi ăn sáng...Bọn khốn nạn...


 


10h


"Cọc cọc"

"Vào đi"

_Chào cô, chào chú.

_Uh, có chuyện gì thế?

_Cô ơi có xem hộ cháu thế nào chứ tài khoản ngân hàng của cháu không rút tiền được rồi.

_Ah, cái vụ ngân hàng đấy ha? Chắc hết tiền rồi chứ gì?

_(Ơ, sao cô biết..) Nhưng bình thường bọn cháu vần thấu chi được 30triệu cơ mà, bây giờ mới âm có...20 triệu thì vẫn rút được chứ.

_Uh, vấn đề này là của cô Tâm, giờ cô ấy đi ngân hàng rồi, có gì chiều các cháu quay lại, điền thêm 1 tờ khai nữa là xong ấy mà.

_Ui, đến chiều cơ ah, mai là Thứ 7, CN rồi khai chiều nay thì bao giờ mới làm xong. Mà khoảng bao lâu thì xong hả cô?

_..

_Bọn tao khai cả 2 tuần rồi mà chưa thấy gì ( giọng thằng Thịnh) ( Ui, thế thì teo rồi, nợ nần thì chồng chất, tiền thì đéo thằng nào có thế này thì lại chả teo....)

_Mà bọn cô làm ăn cái kiểu gì mà buồn cười thế. Chuyện lương lậu, tài khoản này là các cô phải lo chứ, tài khoản sắp hết hạn thì các cô phải báo trước cho chúng cháu mấy tuần để còn kịp chuẩn bị, chứ cứ nước đến chân mới nhảy như thế này có ngày chết chúng cháu.

_....

_Hay cô xem có tờ giấy nào ở đây, đưa cháu viết luôn. (!!!!)

_Ơ không, việc của ai người đấy làm, làm sao cô biết tờ nào đưa cháu..( nói rồi lại quay mặt vào cái màn hình vi tính, đang chơi điện tử thì phải, có việc gì làm đâu..)

_Hay là cô ứng trước cho bọn cháu, chứ thế này chết đói mất.

_Không, làm sao ma ứng trước được.

_Sao lại không ứng trước được, mình là người nhà với nhau, ngân hàng nó còn cho ứng trước chẳng lẽ cô cháu mình lại không ứng được?

_....(5s) Không, căn bản là cô không có tiền.

_Ơ thế tài khoản của cô cũng âm không rút được ah?

_Không ,dương chứ...(!!!)...(5s)..Nhưng mà lúc nào cũng phải có một ít tiền trong tài khoản, cô tiêu ít nên nó còn ít ( ????)

_Thôi, thế nói chung là chiều nay cháu quay lại phải không? Tầm 1h30, 2h là làm việc lại rồi phải không ạ?

_Uh, 2h cháu ạ ( Hmm...Nói thế thôi, chắc cũng phải 3h các cô mới đến, mà chắc cũng chỉ để chào nhau thôi chứ chiều thứ 6 rồi làm gì có việc gì mà làm...)

_Vâng ạ, thôi, cháu chào cô.


Đấy dạo này hoàn cảnh nó khó khăn thế đấy, bạn nào muốn cưu mang đùm bọc thì cứ số dt bên trái mà gọi nhé...hix hix...


 

Read rest of entry

Sunday 17 September 2006

Dặm đời




Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang đi trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm một giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi sống trên đại lộ ấy 80.000.000 phút, có nghĩa là tôi sẽ đi 80.000.000 dặm.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu dăm tôi dùng để ngắm con đường ,hay dùng để nhìn ra cửa sổ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dăm tôi dùng để nhìn vào gương chiếu hậu và không quan tâm tôi đang chạy nhanh đến thế nào.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu dăm tôi lái xe qua các vòng xoay, và phớt lờ các biển báo giao thông - mặc dù chúng luôn tồn tại ở đó... Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi không thể cầm lái vì đã quá say và.... bao nhiêu vụ tai nạn mà tôi đã gây ra.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi cảm thấy đáng tiếc cho chính mình, hay bao nhiêu dặm tôi đã dùng để hát những bài tôi yêu thích trên radio.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi lái xe cho tôi va bao nhiêu dặm tôi lái xe cho ai đó mà tôi quan tâm.Tôi tự hỏi có bao nhiêu dăm tôi băng qua ai đó trên phần đường tôi đang đi mà không dừng lại để giúp họ.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu dăm tôi thắt dây an toàn và bao nhiêu dặm tôi đã đi mà buông tay lái ra khỏi tay lái.


Tôi tự hỏi có bao nhiêu dăm tôi đi một mình va bao nhiêu dặm tôi cười vang với bạn bè và gia đình tôi ngồi đằng sau ghế .....

( From: Thanhnien & My friend )

Read rest of entry

Mot chut suy nghi cuoi ngay




 Có một câu truyện vui như sau:


Có hai anh em sống trên tầng 80 của một chung cư cao ngất. Một ngày kia về nhà sau giờ làm việc, họ choáng váng khi nhận ra thang máy của chung cư bị hư; họ buộc phải leo bộ lên căn hộ của mình.


Sau khi vất vả lên đến tầng 20, thở hổn hển và mệt mỏi, họ quyết định để những túi xách của mình lại đó và sẽ quay lại lấy vào ngày hôm sau. Khi lên đến tầng 40, người em bắt đầu lầm bầm và sau đó cả hai cãi nhau. Họ vừa tiếp tục những bước chân nặng nề của mình, vừa cãi nhau cho đến tầng 60. Bỗng họ nhận ra rằng mình chỉ còn 20 tầng nữa thôi. Họ quyết định ngừng cãi và tiếp tục leo lên trong sự bình an. Họ yên lặng leo lên và cuối cùng cũng đến được căn hộ của mình. Đến nơi họ mới phát hiện đã để chìa khóa nhà trong những túi xách đã để lại ở tầng 20.


Hìhì..câu chuyện có vui không? Nhưng hãy đọc kỹ những dòng phía dưới đây nhé:

Câu chuyện này cũng tựa như cuộc đời chúng ta … Nhiều người trong chúng ta sống trong sự kỳ vọng của cha mẹ, thầy cô và bạn bè khi còn bé. Chúng ta hiếm khi thực hiện những gì mình thật sự muốn, luôn ở dưới rất nhiều áp lực và sự căng thẳng đến nỗi đến năm 20 tuổi, chúng ta mệt mỏi và quyết định vứt bỏ gánh nặng này đi.

Chúng ta sống một cách năng nổ và có những ước mơ lớn. Nhưng khi đến 40 tuổi, chúng ta bắt đầu đánh mất tầm nhìn và những giấc mơ của mình, cảm thấy không thỏa mãn và bắt đầu phàn nàn, chỉ trích. Đến tuổi 60, chúng ta nhận ra mình không còn nhiều thời giờ nữa để phàn nàn và chúng ta bước đi trong sự bình an, thanh thản. Chúng ta nghĩ không còn điều gì làm mình thất vọng nữa. Và rồi chợt nhận ra rằng không thể nào ngơi nghỉ trong sự bình an vì chúng ta còn những giấc mơ chưa thực hiện được - những giấc mơ mà chúng ta vứt bỏ cách đây 60 năm.










Read rest of entry

Friday 15 September 2006

Goodbye Beautiful day

          Thời gian trôi qua có bao giờ trở lại. Chân lý đó ai cũng biết và cũng cố tình làm như không biết. Chúng ta luôn tự nói với bản thân rằng thời gian còn rất dài, không việc gì phải vội vàng, để rồi một ngày đẹp trời nào đó, ta thấy những đứa trẻ chơi đùa vui vẻ và chợt giật mình khi thấy cái ngày xưa ấy của ta đã xa lắm rồi.




Chúng ta cứ than thở cuộc sống hiện tại, nào là buồn quá, chán quá, lúc nào cũng thế, nó đã thuộc về bản chất của tất cả mọi người rồi. Nhìn lại mà xem, hồi còn bế tí thì ức chế vì chả làm được cái gì và chả được làm cái gì; rồi khi bắt đầu đi học thì suốt ngày bị bắt học ( trong khi chả biết học để làm cái gì ), ở nhà thì suốt ngày mọi người nhìn mặt nhau, nhiều quá mà phát ghét...Thế đây, nhưng những ai đã từng đi xa khỏi cái không gian quen thuộc của mình đến một không gian khác, một cuộc sống khác, sẽ hiểu được cái cảm giác cô đơn, nhung nhớ. Tự dưng ta bỗng nhận thấy rằng đã lâu lắm rồi mình không...khóc, đã lâu lắm rồi ta biết thế nào là một ngày chủ nhật đẹp trời. Ta bỗng thèm cái cảm giác cùng bạn bè đạp xe, ăn cốc chè có 2000d mà vẩn cảm thấy đắt; ta bỗng thèm được nghe tiếng nhạc ì èo phát ra từ chiếc radio cũ cho dù nó chả thể hay hơn được những bài hát được nén thành pm3..Nhìn những em học sinh mặc đồng phục chơi đùa với nhau, ta bỗng thèm khát cái cảm giác được đi học, có bạn bè...


Bây giờ đây, tôi đang ngồi một mình, bạn bè không phải là không có, nhưng nó khác ngày xưa lắm rồi, gặp nhau cũng thế thôi, những câu chuyện rồi cũng chẳng đi về đâu. Lớn rồi, thực dụng rồi, nói chuyện tào lao cũng chẳng để làm gì. Cuộc sống ít va chạm với nhau tự nhiên tạo cho con người ta khoảng cách. Cũng chả hiểu vì sao và giải quyết thế nào...




Mình nhớ lâu lắm rồi, thời còn bên Pháp, có một buổi sáng trời mưa, mình ngủ dậy, nhìn ra ngoài và thấy thật nhẹ nhàng, mình muốn nhớ lại mọi thứ, cả chuyện vui lẫn chuyện buồn, mình muốn trở thành 1 đứa trẻ...


 


Có một câu chuyện vui như sau:


"Một  người đàn ông chết đi. Linh hồn ông ta được lên trời. Người đàn ông đó đến bên một cánh cửa lớn, ông bèn hỏi người canh của : đây có phải là Thiên Đường không? Người đàn ông canh cửa mỉm cười : Thiên Đường ư? Đó chính là nơi anh vừa rời khỏi."




"Thời gian cứ trồi đi, nó đánh cắp hết ngày này rồi ngày khác..Dường như nó không bao giờ biết dừng lại..Những ngày tươi đẹp ơi, chào mi..."



Time just withers away

Stealing day after day

The moon calls and night falls

goodbye beautiful day


Seems time never can stay

just keeps running away

the stars fly

and hearts cry

leaving nothing left to say


chorus:

Goodbye Beautiful Day

I must be on my way

Stop the rain and ease my pain

I'm sorry I can't stay

Goodbye beautiful day

thats all I have to say

come tomorrow I'll be gone

I'm sorry I can't stay


time always has her say

slowly slipping away

its gone now but somehow

there's no telling time today


this time i'll go away

and i'll be gone to stay

we all know we will go

thats all i have to say

Read rest of entry

Wednesday 13 September 2006

Truyen Tam' Cam'

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ, có hai người con gái cùng cha khác mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám là con của bà vợ lẽ. Người cha mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ là mẹ của Cám.

- Tấmmmm!!!!!!!!! Tao đã cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm.

- Tấmmmm!!!!!!!!! Mày hâm à, mày câm à. Sao mày đâm thủng cái mâm???

Hàng ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã đôi lần bị phê bình trước tổ dân phố vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.

Một ngày nọ, dì ghẻ bỗng thèm ăn tép xào khế. Bà liền gọi hai cô đến và rằng: “Hai con! Hai con hãy ra ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi ngang qua đồng bắt cho mẹ ít tép. Đứa nào bắt được nhiều tép về đây thì ta thưởng cho yếm đỏ, tôm thì càng tốt” .

Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm lam, chăm làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Một tay cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ. Còn tay kia bứt từng con đỉa đang bám chặt vào đùi, nhìn trước ngó sau rồi vứt mạnh về phía Cám đang say giấc trên bờ.
Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã đầy kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về. Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng sợ vô cùng khi nhìn thấy giỏ của mình trống rỗng. Như thế này thì mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới hôm qua thôi, Cám còn chứng kiến cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào mõm con chó becgie vì nó trót xơi trộm của bà củ khoai lang. Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ chạy, để lại bốn chiếc răng cửa ở bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh đó, Cám bất giác đưa tay che lấy miệng mình...

Về đến nhà, dì ghẻ đon đả ra đón Cám và thưởng cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc giếng sau nhà. Cô thấy cuộc đời sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra bao nhiêu công sức để bắt đầy giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ, vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi nghe Cám nói: “Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Rồi lừa lúc Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ rỗng của mình lấy giỏ đầy của Tấm rồi phi trâu một mạch về lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài viên gạch do Tấm ném với theo.

“Thôi thì của đi thay người”, Tấm tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng thả con cá Bống trong giỏ xuống giếng. Con cá Bống này là của một người đàn ông lạ mặt tặng cho. Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm đập thùm thụp hai tay xuống đất vì uất ức, bất chợt ngẩng lên, Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu xuất hiện. Ông tự giới thiệu mình là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên này lần đầu tiên cô thấy có trên đời. Lúc đầu cô đã nghĩ thầm "Tên gì mà xấu tệ, sao không giới thiệu tên Việt hay Hảo đi cho đẹp???". Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm tình khi nghe ông nhẹ nhàng hỏi: “Vì sao con khóc?”. Sau khi nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông Bụt mới cho Tấm con cá Bống này và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm, hãy nhớ gọi: “Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.” Dặn xong, ông bỏ chạy vì bị con chó becgie mà Tấm mang theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc răng cửa ra dọa.

Kể từ ngày đó, mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào trong yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng để cho Bống.

Những lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy vừa huýt gió để dì ghẻ và Cám khỏi nghi ngờ về hành động của mình. Tuy nhiên, hành động đó của Tấm đã không qua được con mắt tinh đời của dì ghẻ.

“Không điên! Không dở hơi! Không thần kinh! Vậy mà vừa ăn no xong lại nhảy chồm chồm như phải bỏng” – Dì ghẻ nghĩ thầm. “Rõ ràng là khuất tất rồi đây”.

Rồi mụ sai Cám rình Tấm mọi lúc, mọi nơi; ghi lại mọi diễn biến, việc làm thường ngày của Tấm. Cám ghi được tất, không bỏ sót bất kỳ một hành động nào, kể cả những câu chửi thầm Tấm dành cho hai mẹ con Cám mỗi khi nàng tủi phận. Và rồi Cám phát hiện ra chiếc giếng, nơi Tấm thường nhảy tưng tưng đến mỗi khi ăn cơm xong. Ngay sau đó, Cám về thưa với mẹ. Dì ghẻ uất lắm. Bà nghĩ Tấm mang cơm cho giai...

Ngay sáng hôm sau, lúc con gà còn chưa kịp cất tiếng gáy vì chiều hôm trước bị Cám đá vào cổ họng trong lúc tập võ, dì ghẻ đã gọi Tấm dậy: “Con ơi con ơi. Đi chăn trâu phải chăn đồng xa. Chớ chăn đồng gần, làng bắt mất trâu”. Tấm ức lắm. Nàng vừa làu bàu, vừa mắt nhắm mắt mở nhảy lên lưng trâu. Làm sao mà không tức cho được, khi mới hai rưỡi sáng đã bị đánh thức, trong khi lịch ngủ thường ngày của nàng chỉ được bắt đầu vào lúc hai giờ mười lăm.

Tấm vừa đi khuất, dì ghẻ và Cám vội chạy lại gần chiếc giếng. Từ đằng xa, hai mẹ con thi nhau nhặt gạch ném rào rào về phía đó. Chẳng biết họ đã ném bao nhiêu viên, chỉ biết rằng chiều hôm đó cả làng phải nghe chửi vì nhà hàng xóm bên cạnh tưởng mất trộm nguyên liệu.

Tối đến, như thường ngày, Tấm lại mang cơm ra cho Bống ăn...

“Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Người ta nghe Tấm gọi mãi, gọi mãi. Và rồi tiếng Tấm rú vang khi chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Tấm oà khóc. Kẻ nào đã hãm hại Bống? Kẻ nào đã đang tâm làm việc này? Và thế là tối hôm đó, lần thứ hai trong ngày, cả làng lại một lần nữa phải nghe chửi.
Bụt lại hiện lên và hỏi: “Vì sao con chửi?”. Sau khi nghe Tấm kể lại sự tình, Bụt mới bảo Tấm tìm xương Bống về cho vào bốn cái lọ và chôn vào bốn góc giường nơi Tấm nằm. Nghe lời Bụt, Tấm quay về nhà tìm xương Bống. Tìm mãi mà không thấy, Tấm lại khóc. Khóc mãi thì có một tiếng nói the thé vang lên “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho”. Ngẩng đầu lên, Tấm nhận ra con gà trống ngày nào, nay chất giọng đã hoàn toàn thay đổi vì di chứng của lần bị Cám đá vào cổ. Tấm ném thóc cho gà. Gà bới một lúc thì tìm thấy xương. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới bốn chân giường nơi mình nằm...

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Mọi người dân trong kinh thành đều được mời tới dự bữa tiệc do vua chiêu đãi. Mẹ con Cám nghe tin dậy từ sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy đẹp nhất, những đôi hài đẹp nhất, và đặc biệt là bỏ qua thói quen ăn sáng hàng ngày. Tấm cũng muốn đi lắm. Gì thì gì, ăn uống free, không đi cũng phí. Nhưng dì ghẻ lại không đồng ý. Bà nghĩ ra kế. Ban đầu, bà lấy một lon sữa ông Thọ tính phục vụ kế hoạch. Nhưng thấy không ăn thua, bà kiếm một hộp sữa Cô gái Hà Lan loại 3 kg, xúc đầy thóc, đầy gạo, sau đó đem đổ tất vào thùng và bảo Cám quay cho chúng trộn lẫn. Sau đó bà bắt Tấm nhặt thóc gạo riêng ra, xong thì mới cho đi hội. Tấm uất lắm. Cô muốn bóp cổ Cám cho hả giận. Nhưng khi thấy Cám đang nằm thở phì phò vì chóng mặt, lòng nhân từ đã khiến Tấm gạt phắt tư tưởng tội lỗi...

Mẹ con Cám đi rồi, Tấm bắt tay ngay vào công việc. Nhưng nhặt mãi, nhặt mãi mà vẫn không hết, Tấm lại khóc.

Bụt hiện lên và hỏi: “Làm sao con khóc?”, và rồi khi biết rõ câu chuyện, Bụt mới cười mà rằng: “Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ. Ta sẽ cho chim của ta đến giúp con”.

Ngay lập tức, chim của Bụt bay đến, sà vào thùng thóc. Tấm thích chí lắm. Có trong mơ cô cũng chẳng hình dung ra nổi, Bụt cho chim nhặt thóc giúp mình. Tiện thể, Tấm bê cả thùng hạt dẻ, nhờ chim bóc vỏ hộ...

Trong chốc lát, mọi việc đã xong xuôi. Tấm hớn hở vì sắp được đi trảy hội. Nhưng khi nhìn mình trong gương, Tấm lại khóc. Bộ váy yếm duy nhất dì ghẻ cho cô mặc từ ngày này qua ngày khác, từ mùa đông sang mùa hè, giờ chẳng khác gì bikini hai mảnh. Và đôi guốc cao gót, giờ trông y hệt đôi guốc mộc. Tấm khóc to lắm. Một phần vì cô tủi, và phần nhiều cốt để cho Bụt nghe thấy.

Và Bụt đã nghe thấy thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy có tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện nơi đó, trừ nhà hộ sinh. Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào: "Lại chuyện gì nữa đây???". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm: "Con đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn Versace không hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó, không ai còn thấy Bụt nữa xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển công tác...

Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần trước đã chôn lọ ở đâu. Cuối cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào thì quần, nào thì giày, và còn cả một con ngựa.

Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào, Tấm rơi một chiếc giày xuống hồ trúng ngay đầu vị vua trẻ đang ngồi câu cá ở dưới đó. Vua liền ngóc đầu lên chửi với theo "Mẹ đứa nào ném giầy vào đầu ông" . Tấm sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ và không quên vứt lại câu chửi thề về phía vị Vua trẻ đó "Sư cha đứa nào chửi bà", nhảy lên lưng ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại.

Đến nơi, đúng lúc nhà vua đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ của vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ngay ra giày của mình. Làm sao mà không nhận ra chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Trong khi đó nhà Vua thầm nghĩ "Ông mà bắt được mày thì mày biết tay ông". Tấm bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ đó. Chẳng ai biết được vị vua trẻ đó đang toan tính điều gì chỉ thấy chàng ta nhếch mép cười mỉm trông vẻ rất gian xảo.

Tấm và vua kẻ tám lạng người nửa cân, hai người suốt ngày cãi nhau chí chóe chẳng ai chịu nhường ai, nhà vua ra sức hành hạ tấm thân ngọc ngà của tấm, nào là làm bia cho vua tập bắn, nào là làm bao cát cho vua tập oánh quyền... Tấm cũng chẳng vừa, Tấm bắt ruồi muỗi bỏ vào mồm vua lúc vua ngủ gật.... Chính vì thế mà cả hai người rất tâm đầu ý hợp, nhà vua thật sự rất sung sướng khi đã tìm được một ý trung nhân theo mong muốn của mình.

Thấm thoắt đã đến ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ ghẻ, trèo lên cây và không quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch sử.

Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây, cả hai liền cầm rìu chạy ra mà mắm môi mắm lợi chặt gốc. Cây đổ ụp xuống ao khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con Cám gí điện xuống nước cho Tấm chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó không xa cũng bị một phen điện giật. Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm và mặc vào người rồi đi thẳng vào cung.

Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Nàng muốn bay vào cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám. Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua hỏi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần”. Nghe vậy, vàng anh bay vào ngay, và suýt chết ngạt trong đó...

Từ ngày có vàng anh, nhà vua quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suýt nữa thì Cám bị truy tố vì tội lâm tặc.

Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Điên tiết, Cám đốt thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy nhất một quả...

Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng nữa...

Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị ngon, bà mới nói: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi”. Gọi mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ. Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm, chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.

Khi vua hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.

Gặp Tấm, thấy nàng xinh đẹp hơn xưa, Cám mới hỏi: “Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?”. Tấm mới sai đào một cái hố sâu, bảo Cám đứng dưới để Tấm giội nước sôi xuống. Cám vui lắm. Vậy là nó lại sắp được đẹp như Tấm rồi. Cám cười rạng rỡ và không quên dặn Tấm phải đun nước thật sôi giội cho sướng...

Cám chết, Tấm băm vằm xác Cám làm nghìn mảnh, nấu mắm rồi sai quân lính đóng chum dán nhãn Phú Quốc đem biếu dì ghẻ. Dì ghẻ đang ăn khen ngon, bỗng có con quạ đến kêu rằng: “Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con có còn xin miếng”. Dì ghẻ giật mình, nhìn xuống đáy chum thấy đầu của Cám. Mụ kêu to ba tiếng rồi lăn đùng ra chết. Tấm cũng suýt bị truy tố vì tội giết người cũng may mắn là có ô dù to nâng đỡ nên mới thoát nạn... Từ đó Tấm suốt ngày ở trong cung chẳng dám đi đâu sợ dân chúng chửi bới chê cười bởi chí ít gì thì Tấm cũng là đương kim hoàng hậu mà.

Read rest of entry

Friday 8 September 2006

Xem dau oc ai den toi hon (~_^)




Thế này nhé, hình bên trên vẽ tất cả 9 con cá heo, nếu trong vòng 5s bạn không nhìn thấy chúng thì có nghĩa là bạn đầu óc bạn bắt đầu bị …vẩn đục rồi đấy, hehe ( mình  fải mất gần 1 ngày mới tìm thấy đủ số cá heo, hehe..nhưng đầu óc hơi bị trong sáng đấy)

Read rest of entry

Truyen Thach Sanh

Thạch Sanh

Đàn kêu tích tịch tình tang

Ai mang công chúa dưới hang trở về

Chuỵên kể rằng, ngày xửa ngày xưa tại quận Cao Bình ( Nay là Đống Đa, Hà Nội) có một đôi vợ chồng già Thạch Nghĩa sống với nhau đã gần đất xa trời mà vẫn không có con. Cả hai buòn lắm. Họ ngày đêm cầu nguyện mong ông trời thương mà cho 1 đứa con.Họ ra sức làm việc thiện, giúp đỡ tất cả mọi người trong làng, từ vo gạo, nhặt rau đến xây nhà, chẻ củi…

Thế rồi, không biết có fải ông trời đã động lòng hay không mà từ ngày có 1 một người đàn ông khoẻ mạnh về làm hàng xóm, Thạch Bà đã có mang. Nhưng kìa lạ chưa. Bà mang thai đã gần 3 năm mà vẫn chưa sinh nở. Thế rồi do tuổi già sức yếu, mặc dù đã được các lang băm trong làng tận tình cứu chữa, Thạch ông mất đi, hưởng thọ 92 tuổi. Sau khi chồng mất, Thạch Bà đã sinh hạ được một bé trai vô cùng kháu khỉnh. Bà đặt tên con là Thạch Sanh. Được vài năm sau, Thạch Bà cũng mất.Sanh fải sống côi cút trong túp lều tranh dưới cây đa đầu làng, chỉ có một cái khố che thân và 1 chiếc rìu bổ củi. Càng lớn, chàng càng khôi ngô tuấn tú khiến gái trong làng chết mê chết mệt, nhất là những lúc chiếc khố được mang đi giặt. Họ thường trêu đùa chàng, đem dấu nhẹm chiếc khố chàng fơi trên cành đa và sau đó hùa nhau đốt lá thổi khó vào túp lều. Cuộc sống yên ả cứ thể trôi đi và nhờ có Thạch Sanh, gái làng mắt cô nào cũng sáng như sao.

Một ngày nọ, có một anh bán rượu họ Lý tên Thông đi ngang qua cây đa. Thông năm nay 31 tuổi, đã có 2 tiền án về tội sản xuất rượu giả. Khuôn mặt Thông quắt lại. Đôi mắt ti hí mà lúc to nhất cũng chỉ bằng khi người khác cười mà không thấy Tổ Quốc. Mấy sợi lông dài trên mép như fụ hoạ cho nét gian thần. Chiếc răng khểnh dường như sẽ bù lại nét đẹp cho Thông, nếu như xung quanh nó còn đủ 10 chiếc khác..

Nhìn thấy Sanh, Thông như mở cời trong bụng. Vẻ chất fác hiền lành của Sanh đã khiến anh ta nảy ý định lợi dụng. Thông bèn rủ Sanh kết nghĩa anh em và tặng ngay Sanh chiếc quần soọc đang mặc, khiến Sanh vô cùng cảm động. Kể từ đó, Sanh về nhà Thông, mặc cho gái làng ra sức ngăn cản.

Bấy giờ có 1 con trằn tinh vô cùng hung ác. Mỗi năm nó bắt làng fải cúng cho nó một người để ăn thịt. Nhà vua đã bao lần sai quan lính đi bắt trằn tinh nhưng do có fép thần thông nên quân lính một đi và không bao h trở lại. Năm đó đến lượt họ Lý fải cúng mạng. Lý Thông sợ lắm. Nghĩ đến cảnh trằn tinh nhai chân, nhai tay, nhai thân mình và chừa ra cái mặt vì không nuốt nổi là Thông lại vã cả mồ hôi. Bỗng nhiên, Thông chợt nghĩ đến Sanh, và trên môi Thông nở một nụ cười mà không bàn fím nào tả nổi….

Đêm hôm đó, Thạch Sanh cầm rìu bước vào rừng. Bỗng nhiên trời nổi gió đùng đùng. Cây cối bỗng đổ rạp. Âm khí tràn đến lạnh sống lưng. Một con trằn tinh khổng lồ và dữ tợn lao đến làm Sanh tỉnh hẳn rượu. Nhớ lại lúc chiều, chàng mới nhận thấy sao mà anh Thông lại vô cùng khác lạ. Anh ta bắt hẳn 1 con gà của nhà bên lạc vào vườn rồi rủ Sanh uống rưọu. Sau đó bảo rằng vua sai vào rừng rồi nhờ Sanh đi thay và trước khi Sanh di, anh ta đã không quên xin lại chiếc quần soọc. Hoá ra là vậy, Sanh đã nhận ra dã tâm của người anh kết nghĩa. Điên tiết, Sanh phi thẳng chiếc rìu vào trằn tinh khiến nó chết ngay tại chỗ và hoá nguyên hình là 1 con trăn. Sanh chặt đầu trằn tinh mang về nhà làm bằng chứng, còn thịt bán cho làng Lệ Mật.

Lại nói về Lý Thông, nửa đêm thấy sấm chớp ầm ầm thì biết là đã có chuyện. Hắn ung dung mở tủ lấy vò rượu ra uống mừng thoát chết, vừa uống vừa xem trận Anh-Bồ. Hắn hâm mộ Beckham lắm, nhất là mấy cú sút fạt của anh. Chiều nào hắn cũng mang bóng ra sân đình tập sút, nhưng thường thì chỉ có giầy bay đi còn bóng thì không hề xê dịch.

Bỗng nhiên có tiếng gõ của và tiếng gọi của Thạch Sanh. Lý Thông không một chút sợ hãi, mở cửa cho Sanh vào. Sau khi nghe Sanh trách mắng, Thông mới bình tĩnh mà rằng trằn tinh là của vua nuôi, bây giờ giết nó ắt hẳn sẽ bị vua trị tội. Hoảng sợ, Sanh vứt đầu trằn tinh ở lại, một mạch nhảy tàu trở về túp lều năm xưa. Còn Lý Thông mang ngay đầu của trằn tinh vào cung và được vua phong làm đô đốc, ngày ngày hưởng thụ cuộc sống vương giả trong triều.

Nói về Thạch Sanh, từ khi trở về gốc đa, chàng đã làm cho các thiếu nữ vui mừng khôn xiết. Những ngày Thạch Sanh đi, họ đã bảo nhau chất đầy cả một kho lá khô để chờ ngày chàng trở về. Thời gian cứ thế trôi đi. Cho đến một ngày như thường lệ Sanh vào rừng đốn củi. Bỗng chàng thấy một con đại bàng đang quắp một thiếu nữ bay ngang qua. Chàng bèn lấy cung tên nhằm đại bàng bắn lia lịa, khiến cho người thiếu nữ mấy phen hoảng hồn mà chắp tay xin chàng đừng bắn nữa. Chạy theo hướng chim bay, chàng phát hiện ra nơi ẩn náu của đại bàng là một cái hang rất kiên cố. Sanh liền đánh dấu cửa hang, quay trở về nhà chờ thơi cơ giải thoát người đẹp mà không hề biết đó chính là công chúa con vua bị đại bàng bắt cóc. Trên đường trở về, tình cờ gặp lại Lý Thông đang nhận lệnh của nhà vua đi tìm công chúa.

Gặp Thông, chàng mừng mừng tủi tủi. Chàng liền kể cho Thông biết nơi ẩn náu của đại bàng. Thông mừng lắm, lập tức bảo Thạch Sanh dẫn đường đến hang. Sau khi biêt người thiếu nữ chính là công chúa, thấy tương lai rộng mở, Sanh bèn bảo Thông để mình xuống cứu nàng. Không đợi Thông trả lời, chàng bền nhảy ùm xuống hang và rơi trúng đại bàng khiến chim dữ chết không kịp ngáp. Gặp Sanh, đứng trước một người đàn ông chỉ khoác trên mình một chiếc khố, công chúa bỗng thấy trong lòng xỗn xang lạ thường. Đôi mắt cô nhìn như hút hồn vào khuôn mặt cương nghị cua Sanh và cô thầm cảm ơn trời đã khiến mình bị lác. Thời gian dường như ngừng trôi, không gian tĩnh mịch, nghe rõ cả tiếng công chúa nuốt nước miếng. Chỉ chờ có vậy, Lý Thông liền sai quân lính đẩy đất đá lấp kín cửa hang.

Công chúa từ ngày chứng kiến Thạch Sanh bị Lý Thông hãm hại, uất ức quá mà hoá câm. Nàng nhớ Thạch Sanh da diết. Càng nhớ đền người yêu, nàng càng cảm thấy căm giận Lý Thông vô cùng. Nàng muốn trả thù Lý Thông, muốn hành hạ hắn cho hả giận. Nàng muốn giật từng sợi lông trên mép hắn và bẻ nốt chiếc răng cuối cùng ở hàm trên của Lý Thông. Thế rồi một ngày nọ, bỗng văng vẳng tiếng đàn ai oán. Tiếng đàn như kể đầu đuôi câu chuyện. Tiếng đàn tố cáo tội ác của Lý Thông, trách than sự hững hờ của công chúa. Nó rền rĩ, ngân nga, thánh thót, bay bổng khắp cung đình. Nghe tiếng đàn, công chúa bỗng bật cười vì chưa bao giờ thấy bản nhạc nào lạ tai đến vậy. Nàng bèn gặng hỏi quân lính và được biết người đánh đàn chính là Thạch Sanh đang bị giam cầm. Quá bất ngờ, công chúa chạy vút xuống ngục tối. Cả hai gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Và lần này, để có thể nhìn được nét mặt của Thạch Sanh, công chúa đã fải ngước lên trời.

Thì ra lúc bị Lý Thông hãm hại chôn sống, lần mò trong bóng tối, Thạch Sanh đã tình cờ giải thoát được cho Thể Tuỳ con trai vua Thuỷ Tề cũng bị đại bàng bắt cóc. Chàng được nhà vua tặng cho một cây đàn thần, khi gảy lên thi tiếng đàn sẽ như cất tiếng nói thay cho lời giãi bài của người chơi đàn. Trở về túp lều ngày nào, Thạch Sanh mời dân làng đến thưởng thức tiếng đàn, đồng thời nghe đàn nói lên lời tâm sự của chàng. Nhưng chỉ được một lúc thì không còn một ai vì tiếng đàn thì thôi rồi, vô cùng lộn xộn.

Nói về hồn phách của trằn tinh và đại bàng. Chúng rắp tâm trả thù người đã giết chúng. Cả hai lẻn vào cung và ăn trộm vàng bạc châu báu của nhà vua rồi đêm giấu nơi túp lều của Thạch Sanh. Sau đó chỉ cho quân lính đến bắt chàng. Vậy là chàng bị giam vào ngục cho đến ngày gặp công chúa.

Ngay sau khi biết rõ sự tình, công chúa đã nói với vua cha cho bắt Lý Thông. Thông biết minh sắp chết khóc như mưa như gió khiến Thạch Sanh thương tình xin nhà vua tha chết cho Thông. Nhà vua nghe theo, lệnh cho thả Lý Thông về quê. Tuy nhiên trước khi thả, vua sai quan lính đè ngửa Lý Thông , lột chiếc quần soọc Thông đã trấn của Thạch Sanh năm nào, đồng thời nhổ nốt chiếc răng còn lại của Thông theo đề nghị của công chúa. Tuy nhiên trời xanh có mắt, Thong trên đường đi bị sét đánh chết, biến thành bọ hung.

Thạch Sanh sau này được làm phò mã. Hoàng tử 18 nước chư hầu tức giận vì nhà vua gả công chúa cho một kẻ nghèo hèn bèn lập mưu xâm chiếm đất nước. Nhờ có chiếc nồi thần ăn mãi không hết, Thạch Sanh đã giúp quân sĩ nhanh chóng giành thắng lợi, đẩy lui quân địch. Kể từ đó thiên hạ thái bình, dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Thạch Sanh cùng công chúa sống đến đầu bạc răng long.

(www.ttvnol.com)

Read rest of entry

Wednesday 6 September 2006

Đ ỌC T Í TH Ơ B ÚT TRE CHO VUI NAO

Thi đua ta quyết thi đua
Thi đua ta quyết tiến lên hàng đầu
Hàng đầu rồi biết đi đâu
Đi đâu không biết, hàng đầu cứ đi.
*
Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rơi ngay “cửa mình”.
*
Anh đi công tác Pờ lây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào ra
Họp xong anh ghé Buôn Mê
Thuột xong một cái lại về với em
Còn em, em vẫn ở nhà
“Cửa mình” vẫn mở, khách vào khách ra.
*
Hoan hô đồng chí Phong Thu
Đêm nằm đồng chí thò c... ra ngoài.
*
Hoan hô đồng chí
Phạm Tuân

Bay
vào vũ trụ một tuần về ngay.
*
Sầm Sơn sóng vỗ dập dồn
Chị em phụ nữ ngửa l... ra phơi.
*
Chị em nô nức đánh cầu
Lông bay lả tả trên đầu anh em.
*
Hoan hô! đồng chí Trần Đăng,
ấn cho tàu chạy băng băng như rùa.
*
Chị em nô nức đặt vòng
Hoa mộ liệt sĩ tỏ lòng biết ơn.

*
Anh đi công tác
Cam
Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù ba năm.
*
Anh đi công tác bản Mường
Tè xong một cái lại về với em.
*
Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù.
*
Chị em ta uống Co-ca
Chui vào cửa miệng chui ra “cửa mình”.
*
Hoan hô lực sĩ Lưu Trùng
Dương vật nổi tiếng khắp vùng Hải Hưng.
*

Trên cành có đậu một con
Chim mẹ to vật đang bòn (bón) chim con.
*
Con mèo đánh đổ cái bô
Sau đây liên khúc đít-cô (disco) bắt đầu.
*
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng mông trắng như mây.
*
Hàng Bông nô nức tiếng đồn
Có cô bán trứng vịt l... rất to.
*
Trung thu Tết của thiếu nhi
Thanh niên nam nữ ấy đi là nhiều
Chẳng may họ có làm liều
Vài ba năm nữa lại nhiều... thiếu nhi
Thế rồi lại rủ nhau đi
Bác sĩ nhiều lắm, tội chi không liều
Mấy khi có dịp làm liều
Nếu mà đi “ủng” chẳng nhiều... thiếu nhi.
*
Nhà tớ có con mái già
Thằng chồng nó đã thành ma lâu rồi
Thế nên “bứt rứt” chuyện đời
Nàng ta quyết định đi mồi trống choai
Một hôm gặp được gã trai
Trẻ trung bụ bẫm tràn đầy sức xuân
Nàng ta bẽn lẽn đến gần:
“Ê ku! mày thích mặc quần hay không?”
Thế là, cởi hết chạy rông
Thế là, xong dzụ kiếm chồng ô hô!
*
Thơ tay anh viết thật bay
Bướm em trông đợi cả ngày cả đêm.
*
Hôm qua em đi hái chè
Gặp thằng phải gió nó đè em ra
Em lạy nhưng nó chẳng tha
Nó lại đút cái “mả cha” nó vào
Đút vào vừa sướng vừa đau
Em càng giẫy giụa, “nó” càng vào sâu
Đè em được một lúc lâu
Cái thằng phải gió đi đâu mất “hình”
Hôm sau em đi hái chè
Mong thằng phải gió... lại đè em ra.
*
Thu Bồn ngồi cạnh Thu Mai
Thu Mai thích quá sờ vai Thu Bồn
Thu Mai ngồi cạnh Thu Bồn
Thu Bồn quá khích sờ l... Thu Mai.
*
Hoan hô chị em đá cầu
Trinh rơi cái tơm xuống đầu các anh.
*
Trẻ nào chẳng ị... vào bô
Sau đây là điệu sì-lô (slow) bắt đầu.
*
Nguời nào mà chẳng có lông
Sau đây bài “Lá diêu bông” hát bè.
*
Chim khôn chim đậu cành cao
Bướm khôn bướm đậu ngay vào... đầu chim.
*
Số tôi số chẳng ra gì
Vợ thì đời cũ, ti vi đời đầu
Đời đầu nên chẳng có râu
Xoa mông vỗ đít mà mầu chẳng lên
Ti vi hàng xóm nhà bên
Chưa sờ đến núm đã lên ầm ầm
Ước gì trời nổi cơn giông
Để tôi sang đó ôm nhầm ti vi.
*
Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường
Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà bóp cái càng ngày càng to.
*
Mời anh vào quán kara
OK em đã mở ra sẵn sàng.
*
Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm.
*
Ở trong hang đá đi ra
Vươn vai một cái rồi ta đi vào.
*
Ước gì em biến thành trâu
Để anh là đỉa anh bâu vào đùi
Ước gì anh biến thành chầy
Để em làm cối (anh) giã ngày giã đêm.
*
Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu.
*
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật hơn là đồ “sơn”.
*
Giải quyết đúng chỗ
Thả giấy vào bồ
Giật hát hai ô! (H2O)

Thả cho đúng lỗ mới tài
Thả chưa đúng lỗ ấy tài còn non!

Còn non thì mặc còn non
Ném trật vài “hòn” thì đã làm sao?

Làm sao là nghĩa thế nào?!
Ném trật không vào là mất vệ sinh!

Vệ sinh thì mặc vệ sinh
Kỹ thuật trung bình thì chỉ thế thôi!

Thế thôi thì hãy lên đồi
Giải quyết xong rồi thì hẵng xuống đây!

Lên đồi nhớ tìm chỗ ngồi
Ngồi không đúng chỗ “nó” chồi vào mông.
*
Hồng đẹp là hồng có gai
Gái “đẹp” là gái... nạo thai nhiều lần.
*
Thứ Hai em phải đi làm
Thứ Ba em cũng vì làm phải đi
Thứ Tư làm việc nên đi
Thứ Năm càng phải vội đi để làm
Thứ Sáu em cũng phải tham
Thứ Bảy bận quá vì làm phải đi
Chủ Nhật thủng thẳng nghĩ suy
Ở nhà buồn quá có khi... đi làm.
*
Tin đâu sét đánh ngang tai
Lê-nin đang sống chuyển sang từ trần
Lê-nin đang ở nước Nga
Đánh đùng một cái ông ra nước ngoài
Lê-nin đang ở nước ngoài
Đánh đùng một cái ông nhoài về Nga.

*
Hoan hô các cụ đi tù
Ngồi trong khe đá “hẫy” c... ra ngoài.


Ngày xưa ở một làng kia
Có cha con nọ nhà rìa bờ sông
Nhà nghèo không có một đồng
Người cha có khố, con không có gì
Một hôm cha sắp “ra đi”
Gọi người con lại dặn dò mấy câu
Con ơi! con sống còn lâu
Còn ta, ta sắp sang chầu “bên kia”
Quần bò con giữ lấy đi
Về sau tán gái có gì đi chơi
Nhà ta giàu có ba đời
Chỉ vì đề đóm mà ra thế này
Con ơi! hãy hứa từ nay
Thôi trò cờ bạc để rày làm ăn
Nói xong, cha bỗng nhăn răng
Miệng sùi bọt mép, mắt căng lên trời
Đồng Tử thấy bố qua đời
Không tiền mai táng thân phơi giữa đồng
Chẳng đành để bố tồng ngồng
Mặc quần cho bố, giơ mông về nhà
Một hôm Công chúa đi qua
Đang ngồi ngắm cảnh, bỗng da ngứa mần
Công chúa bèn trút long thần
Thấy quanh mình vắng nhảy ầm xuống sông
Ai dè rơi trúng Tử Đồng
Đang mò cua cá dưới sông Sài Gòn
Tử Đồng sợ quá, tưởng ma!
Định thần nhìn lại, hoá ra là người
Cu cậu thấy thế thầm cười
Thế là ta sẽ đổi đời từ đây
Tử rằng: “Cô lấy ta thôi,
Cô mà không lấy, ta thời tố cô,
Bố cô mà biết xong đời!
Thì ông ta giết cả tôi và nàng”
Tiên Dung hoảng hốt vội vàng:
“Em thì em sẽ sẵn sàng lấy anh
Nhưng tin về đến kinh thành
Vua cha biết chuyện thì anh đi đời”
“Ôi xời lo quá cưng ơi!
Ở đây buôn lậu bằng mười về kinh”
Dung ta nghe cũng đồng tình:
“Thôi thì cũng được, chúng mình lấy nhau”
Hai người từ đó về sau
Đi buôn ma túy nhà giàu rất nhanh
Một hôm tin đến kinh thành
Vua cha biết chuyện giận xanh cả người:
“Tại sao lại thế hả trời?
Nó có ma túy không... mời ta sao
Ta đây tuy tuổi đã cao
Nhưng cũng phải “chích” thuốc lào đấy thôi!”
Nói xong truyền gọi bề tôi
Đem quân đến đánh để lôi con về
Quan quân vừa đến triền đê
Bỗng nhiên có tiếng rề rề trên cao
Rồi đâu gió cuốn ào ào
Bốn bề cát bụi không sao thấy đường
Tướng quân con mắt tinh tường
Nhìn về phía ấy mà thương số mình
Anh Đồng biết trước tình hình
Xe tăng đã sắm, pháo mìn đã mua
Nhưng địch đông quá sợ thua
Trực thăng chờ sẵn làm tua (tour) sang Lào
Ai dè, tốc độ quá cao
Máy bay nghiêng cánh, ngã nhào xuống sông
Dưới sông là bọn giặc Mông
Là quân xâm lược tấn công nước nhà
Trực thăng thẳng hướng mà sa
Thuyền cao cũng đắm, phà to cũng chìm
Việt Vương thấy thế sướng mình
Trước sau ập tới ngư kình một phen
Địch quân tơi tả như hèm
Bốn bề bủa kín tưởng kèm thiên la
Bấy giờ cọc mới nhô ra
Thuyền đâm vào cọc thế là chìm luôn
Bốn bề tên bắn như tuôn
Tướng giặc nguy khốn đành giương cờ hàng
Thuyền trôi xác giặc ngổn ngang
Máu loang đỏ thắm, nước tràn bờ cao
Việt Vương lúc đấy thều thào
“Ai vừa tới giúp?! ta nào có hay
Thôi thì ta tính thế này,
Để ghi công họ ta xây miếu thờ
Đầm này tên gọi Nây-chờ (nature)
Bãi này Nhất Dạ hãy thờ ở đây!
*
Em đi công cán đảo Côn
Lôn rộng bát ngát, bồn chồn nhớ anh
Mặc dù lòng tự nhủ rằng:
“Khi đi em nắm cổ tay
Khi về em nắm... chỗ này, chỗ kia.”
*
Hôm nay mồng Tám tháng Ba
Chị em phụ nữ đi ra đi vào
Anh em nam giới mời chào
Chị em phụ nữ đi vào đi ra
Hiện đại như ở nước Nga
Chị em phụ nữ hết ra thì vào
Lạc hậu như ở nước Lào
Chị em phụ nữ hết vào lại ra
Xa xa ở tận Cu Ba
Chị em phụ nữ vừa ra lại vào
Gần gần như ở Hàng Đào
Chị em phụ nữ vừa “vào” đã... “ra”.
*
Việc gì phải tận nước Nga
Việc gì “tám” chuyện Cuba với Lào
Hãy đến bất cứ nhà nào
Chị em không việc cũng vào cũng ra
Thật là ngứa mắt chúng ta
Nhưng thôi cứ để họ ra họ vào
Không thì “cửa sắt” họ rào
Anh em đố có dám “vào” dám “ra”.
*
Tuổi già nhưng sức không già
“Đẩy” lên “đẩy” xuống như là thanh niên
Tuổi già rất thích “tiểu liên”
Bắn tung bắn tóe đảo điên bao nàng!
*
Chưa đi chưa biết Sài Gòn
Đi rồi mới biết chẳng còn một xu
Về nhà mới biết mình ngu
Thằng lớn ăn ít thằng cu “ăn” nhiều.
*
Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thụt ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không có cấm thụt vào thụt ra
Chỉ riêng có Việt
Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thụt ra thụt vào.
*
Thu đi, để lại lá vàng
Anh đi, để lại cho nàng thằng cu
*
Hôm nay trên quốc lộ hai
Thể nào cũng có một vài... ô tô (!)

*
Hội trường yên ắng ngủ say
Thuyết trình vừa dứt... vỗ tay ra về.

Đi trên tàu bật một que diêm
Mắt lim dim nhìn lên đồi cọ
Mà gật gù khen tỉnh... Phú Thọ.
*
Lấy anh từ thuở mười ba
Anh chê em bé không nằm với em
Đến năm mười tám tuổi xanh
Em nằm dưới đất anh lôi lên giường
Một lần thương, hai lần thương
Chân giường có bốn gãy giờ cò ba.
*
Trên đường xe chạy bon bon
Nhìn bông lúa chín hạt tròn hạt vuông (!)
*
Anh đi công tác Ban Mê-
Thuột xong một cái lại về với Plây-
Cu anh tuy có hơi gầy
nhưng mà em vẫn ngày ngày đợi anh!

Read rest of entry